Giới thiệu

KHOA SẢN

Ngày Đăng : 24/12/2017 - 11:35 AM

TRƯỞNG KHOA:

Họ và tên

:

VĨNH HƯNG

Chức vụ

:

TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

BS CK I SẢN

Số điện thoại

:

0963.978.679

PHÓ TRƯỞNG KHOA:

 Họ và tên

:

TRẦN MINH TÀI

Chức vụ

:

PHÓ TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

BS CK I SẢN

Số điện thoại

:

0935.656.063

Email

:

khoaphusan@benhvienlongkhanh.vn

Số Điện thoại

:

0251.3870.981 - 0251.646.977

SƠ ĐỒ KHOA: Chỉ tiêu giường bệnh: 185

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

- Khoa sản có nhiệm vụ đỡ đẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, thăm khám thai, khám và điều trị bệnh phụ khoa.

- Phải bảo đảm an toàn cho các thành viên trong khoa và môi trường xung quanh;

- Việc quản lý trang thiết bị theo đúng quy chế quản lí và sử dụng vật tư, thiết bị y tế

II. NỘI QUY KHOA PHỤ SẢN:

1. Đối với viên chức

-  Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế Bệnh viện, Nội quy cơ quan;

-  Giữ gìn trật tự vệ sinh khoa phòng;

-  Bảo quản tốt y dụng cụ, tài sản của khoa phòng;

-  Nêu cao tinh thần thái độ phục vụ, tôn trọng người bệnh và người thân, thực hiện tốt 12 điều Y đức và Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế;

-  Bảo đảm vị trí trong giờ hành chánh, giờ trực theo quy định.

2. Đối với người bệnh và người thân

- Tôn trọng Nội quy Bệnh viện. Thực hiện đầy đủ, đúng quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh với Bệnh viện;

- Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không hút thuốc lá nơi công cộng;

- Có gì phản ánh xin ghi vào Sổ góp ý, gọi điện thoại theo đường dây nóng hoặc có thể trực tiếp gặp trưởng khoa phụ sản, Giám đốc Bệnh viện.

3. Đối với các phòng khám, phòng bệnh

* Phòng khám thai:

- Giờ làm việc: 7:00-11:30 và 13:00-16:30

- Công khai tên Bs và Hộ sinh khám

- Thực hiện quy trình tiếp đón người bệnh, lập sổ theo dõi thai kỳ;

- Thực hiện quy trình khám thai, cho xét nghiệm CLS, đo Nonstrestest, vào sổ

- Tư vấn cho thai phụ về xét nghiệm sàng lọc HIV tại phòng khám

- Làm hồ sơ bệnh án nhập viện những thai đủ tháng, chuyển dạ và thai kỳ có nguy cơ cao.

- Lập bảng kê chi phí điều trị ngoại trú và chuyển bảng kê đến phòng viện phí.

-  Báo cáo số liệu theo qui định.

- Đọc kết quả CLS, Nonstrestest, dặn dò, tư vấn cho sản phụ về giáo dục sức khỏe, khám thai định kỳ. Ký giấy tờ chuyển viện, giấy nghỉ bào hiểm cho người bệnh khi cần.

- Tắt quạt, máy tính, trang thiết bị, khóa cửa trước khi ra về.

* Phòng khám phụ khoa

- Giờ làm việc: 7:00-11:30 và 13:00-16:30

- Công khai tên Bs và Hộ sinh khám

- Thực hiện quy trình tiếp đón người bệnh;

- Quy trình khám phụ khoa và cho người bệnh làm CLS cần thiết.

- Làm hồ sơ bệnh án nhập viện những trường hợp phụ khoa cần điều trị  như động thai, theo dõi  sẩy thai, thai lưu, theo dõi thai ngoài tử cung,…

- Ngoài ra, phòng khám phụ khoa còn khám sức khoẻ cho người lao động, khám định kỳ cho công nhân viên. Ký giấy tờ chuyển viện, giấy nghỉ bào hiểm cho người bệnh khi cần.

- Lập bảng kê chi phí điều trị ngoại trú và chuyển bảng kê đến phòng viện phí.

- Báo cáo số liệu theo qui định.

- Làm hồ sơ bệnh án ngoại trú, thủ tục về chăm sóc KHHGĐ, GDSK.

1- Tắt quạt, máy tính, trang thiết bị, khóa cửa trước khi ra về.

* Khu vực phòng sinh

- Làm việc 24/24 giờ, có bảng công khai tên bác sĩ và hộ sinh, hộ lý trực tại các khu vực trong đơn nguyên.

* Phòng tiếp nhận, phòng khám

- Thực hiện đầy đủ qui trình tiếp đón người bệnh, khám và nhận bệnh.

- Thực hiện quy trình khám thai

- Phân loại bệnh chuyển dạ, chưa chuyển dạ, bệnh phụ khoa; ….

- Làm hồ sơ bệnh án, thủ tục nhập viện, sổ sách, giấy tờ hành chánh …

- Làm thủ tục cần thiết mổ lấy thai, mổ cấp cứu và chuyển sang phòng mổ kịp thời.

* Phòng cấp cứu

- Thực hiện đầy đủ quy trình tiếp đón người bệnh, quy trình cấp cứu

- Nhận và khám người bệnh cấp cứu như: thai ngoài tử cung choáng, chảy máu  âm đạo bất thường, sẩy thai,…

* Phòng dưỡng nhi

- Thực hiện quy trình chăm sóc sơ sinh;

- Chăm sóc và theo dõi sơ sinh sau sanh mổ 2 giờ đầu;

- Chăm sóc và theo dõi sơ sinh thiếu tháng, bệnh lý;

* Phòng chờ sanh

- Chăm sóc và theo dõi những sản phụ mang thai đủ tháng chưa có dấu chuyển dạ;

- Theo dõi và điều trị những những thai dọa sanh non, tiền sản giật, ….

* Phòng chuyển dạ

- Theo dõi những trường hợp chuyển dạ hoạt động, tăng co giục sinh…

- Theo dõi và chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau sinh 02 giờ đầu.

* Phòng sinh

- Thực hiện kỹ thuật đỡ sinh, quy trình chăm sóc thiết yếu tại phòng sinh, quy trình chăm sóc rốn, quy trình nhập viện, quy trình xuất viện, chuyển khoa, chuyển viện…

- Vào phòng sinh phải mặc trang phục y tế đúng qui định của BV, đội nón, đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ và không đeo nữ trang khi thực hiện kỹ thuật khám và đỡ sinh;

- Nhân viên phòng sinh chỉ mang dép nhựa riêng trong khu vực phòng sinh không được mang ra khỏi khu vực phòng sinh;

- Kiểm tra, bảo quản thiết bị, phương tiện, dụng cụ, thuốc men trước, trong và sau khi sử dụng;

- Khi sử dụng thiết bị như máy Monnitor, máy điện tim, máy truyền dịch, máy đo SpO2, máy vi tính, amli, ...trong phòng sinh phải đảm bảo đúng qui trình bảo quản và làm theo lý lịch máy. Phải tắt công tắc thiết bị và tắt nguồn điện khi không sử dụng.

- Xử lý chất thải theo đúng quy trình xử lý chất thải y tế;

- Vệ sinh, xử lý phòng bệnh, giường, bàn sinh theo đúng qui trình.

- Thường xuyên kiểm tra điện, nước, đèn, quạt, máy điều hoà trong phòng sinh và báo cáo sửa chữa kịp thời nếu có hư hỏng, bất thường.

* Khu hậu phẫu

- Mặc trang phục y tế đúng qui định

- Bảng công khai tên bác sĩ và hộ sinh, hộ lý trực trong đơn nguyên.

- Sắp xếp hồ sơ đúng số giường, số phòng qui định.

- Kiểm tra, bảo quản thiết bị, phương tiện, dụng cụ, thuốc trước, trong và sau khi sử dụng

- Xử lý chất thải y tế đúng qui định.

- Thực hiện quy trình thay băng, quy trình tiêm thuốc, quy trình tắm bé, quy trình nhập viện, quy trình xuất viện, chuyển khoa, chuyển viện…

- Chăm sóc người bệnh sau mổ phụ khoa

- Thực hiện đầy đủ y lệnh lâm sàng, cận lâm sàng, ghi chép hồ sơ bệnh án

- Làm thủ tục ra viện đầy đủ cho người bệnh.

- Giữ gìn an ninh trật tự, thân ái đoàn kết giữa nhân viên và bệnh nhân.

* Khu hậu sản thường và bệnh phụ khoa

- Mặc trang phục y tế đúng qui định

- Bảng công khai tên bác sĩ và hộ sinh, hộ lý trực trong đơn nguyên.

- Sắp xếp hồ sơ đúng số giường, số phòng qui định.

- Kiểm tra, bảo quản thiết bị, phương tiện, dụng cụ, thuốc trước, trong và sau khi sử dụng

- Xử lý chất thải y tế đúng qui định.

- Thực hiện quy trình phát thuốc, quy trình tắm bé, quy trình tiêm thuốc, quy trình nhập viện, quy trình xuất viện, chuyển khoa , chuyển viện…

- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau sanh thường như: vệ sinh, phát thuốc, tắm bé, tiêm thuốc…

- Chăm sóc, theo dõi và điều trị người bệnh phụ khoa như động thai nhỏ, sẩy thai, thai lưu, u nang buồng trứng….

- Thực hiện đầy đủ y lệnh lâm sàng, cận lâm sàng, ghi chép hồ sơ bệnh án

- Làm thủ tục ra viện đầy đủ cho người bệnh.

- Giữ gìn an ninh trật tự, thân ái đoàn kết giữa nhân viên và bệnh nhân.

* Phòng tiêm chủng

- Kiểm tra, bảo quản thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vacxin trước, trong và sau khi sử dụng;

- Tư vấn trước tiêm chủng cho sản phụ và thân nhân tại phòng tiêm chủng;

- Thực hiện qui trình tiêm chủng; Thực hiện báo cáo, thống kê trong tiêm chủng.

- Cấp phát đầy đủ phiếu tiêm ngừa;

- Tư vấn, hướng dẫn và dặn dò chu đáo cho sản phụ và thân nhân sau khi tiêm ngừa;

- Xử lý chất thải y tế đúng qui định.

* Phòng cách ly

- Khám, điều trị và chăm sóc người bệnh mắc bệnh lây nhiễm hoặc nghi ngờ lây nhiễm, những người bệnh cần cách ly khác;

- Bảng phân công công khai tên của bác sĩ, hộ sinh, hộ lý phụ trách phòng;

- Đảm bảo đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (áo choàng, khẩu trang, nón, ủng, mắt kính bảo hộ, bảng cấm đi vào phòng cách ly, thùng rác, quần áo bệnh nhân, drap giường, lavabo rửa tay, xà phòng và khăn lau tay…) và thực hiện đúng quy định phòng cách ly (Bảng kiểm)

- Thực hiện quy trình khám chữa bệnh nội trú, nhập viện, chuyển viện, chuyển khoa, xuất viện….

- Thực hiện đúng phác đồ điều trị, quy trình khám bệnh truyền nhiễm và cách ly, quy trình chăm sóc người bệnh.

* Phòng thủ thuật

- Thực hiện kỹ thuật KHHGĐ như đặt vòng, lấy vòng khó, làm Pap’s, soi cổ tử cung.

III. TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN KHOA PHỤ SẢN

- Hàng ngày, khoa phụ sản phân công cho 03 hộ sinh phòng khám thai và 01 BS để khám và sàng lọc sản phụ nhập viện lên phòng sinh, 01 hộ sinh phòng khám phụ khoa để khám và điều trị, nhập viện những bệnh phụ khoa lên khu sản thường và phụ khoa.

- 02 Bs và 04 hộ sinh trực phòng sinh tiếp nhận, khám, đỡ sinh, phân loại sinh thường, sinh mổ và chuyển bệnh sang phòng mổ để mổ. Tất cả bé sau sinh thường và sinh mổ được khám và sàng lọc đủ điều kiện  rồi tập trung tiêm ngừa tại phòng tiêm chủng do 01 hộ sinh và 01 hộ sinh trực khu hậu sản thường ( Khu B) cùng đảm nhiệm.

- 02- 04 Bs và các hộ sinh đơn nguyên sẽ khám, điều trị, chăm sóc và tiếp nhận bệnh khoa PTGMHS chuyển đến.

- Tất cả hồ sơ xuất viện, giấy ra viện và các giấy tờ khác có liên quan được hộ sinh hành chính thuộc các đơn nguyên kiểm  tra, lập và in bảng kê , ký xác nhận và trình cho hộ sinh trưởng, trưởng khoa ký sau đó Giám đốc ký, đóng mộc và hộ sinh hành chính của khoa chuyển tất cả hồ sơ trên đến phòng viện phí ( có giao nhận số lượng hồ sơ trong sổ lưu tại khoa sản), phòng viện phí thanh toán ra viện, sau 01 ngày phải chuyển bảng kê đã thanh toán xong đến khoa sản, dán vào hồ sơ và nộp hồ sơ về phòng kế hoạch tổng hợp theo đúng quy trình, quy định.

IV. NHÂN SỰ: 10 Bác sĩ, 38 Hộ sinh, 06 Hộ lý.



Các tin khác

Hotline hỗ trợ
0251.3877.236 (Hotline)
Gọi điện
SMS
Chỉ đường