Giới thiệu

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Ngày Đăng : 24/12/2017 - 3:53 PM

TRƯỞNG KHOA:

Họ và tên

:

HUỲNH THỊ KIM PHỤNG

Chức vụ

:

TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

DƯỢC SĨ CKI

Số điện thoại

:

0937.278.877

PHÓ TRƯỞNG KHOA:

 Họ và tên

:

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Chức vụ

:

PHÓ TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Số điện thoại

:

0859549689

Email

:

khoaksnk@benhvienlongkhanh.vn

Số Điện thoại

:

0251.3781842

SƠ ĐỒ KHOA:

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

– Khoa Chống nhiễm khuẩn được thành lập theo quyết định số: 45/ QĐ-BV ngày 01 tháng 6 năm 1999. Đổi tên Khoa Chống nhiễm khuẩn thành Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quyết định số: 22/QĐ-BV ngày 01 tháng 4 năm 2010.

– Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có các bộ phận sau: Tổ Hành chính-giám sát; tổ Khử khuẩn-tiệt khuẩn; tổ Giặt là-may vá và tổ Vệ sinh môi trường-quản lý chất thải.

II. CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ:

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn là khoa cận lâm sàng. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn Bệnh viện.

a. Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

b. Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y tế và trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

c. Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm:

– Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

– Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ Khoa Xét nghiệm (Vi sinh) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.

– Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc. 

d. Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong công tác khám, chữa bệnh.

đ. Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.

e. Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hoá chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

g. Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế. 

h. Tham gia cùng Khoa vi sinh, Khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.

i. Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

1. Tổ hành chính - giám sát:

- Thực hiện các quy định về KSNK.

- Thực hiện giám sát, phát hiện, theo dõi, tổng hợp tình hình nhiễm khuẩn Bệnh viện và đánh giá tỷ lệ tuân thủ của nhân viên y tế về KSNK dựa trên các công cụ, bảng kiểm đã được xây dựng của bệnh viện.

- Tổng kết, xử lý số liệu và làm báo cáo.

- Báo cáo với Trưởng khoa tình hình giám sát của buổi sáng và chiều ngày hôm trước, cùng thảo luận, phân tích tìm hiểu nguyên nhân và đề nghị các biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở các khoa, phòng.

2. Tổ khử khuẩn – tiệt khuẩn: phải theo một chiều đúng với quy trình khử khuẩn - tiệt khuẩn: tiếp nhận – kiểm tra – rửa/làm sạch/lau khô – đóng gói – tiệt khuẩn – lưu trữ - cấp phát.

- Thực hiện theo đúng quy trình, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ đảm bảo cung cấp đầy đủ dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao (bông băng, gòn gạc vô khuẩn…).

3.Tổ giặt là: Nhà giặt thiết kế một chiều từ khu nhiễm đến khu sạch, đủ các trang thiết bị và phương tiện để giặt là.

- Thực hiện theo đúng quy trình Quản lý đồ vải đảm bảo việc xử lý và cung cấp đầy đủ đồ vải sạchtrong toàn Bệnh viện

4.Tổ quản lý chất thải - Vệ sinh môi trường

Thực hiện theo đúng Quy trình quản lý chất thải trong Bệnh viện

+ Tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của các khoa, phòng trong Bệnh viện hàng ngày và bàn giao chất thải cho công ty vệ sinh môi trường theo đúng quy định; quy trình;

+ Thu gom, phân loại, xử lý chất thải tái chế đúng quy định;

  III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN

– Tổ chức thực hiện tốt Thông tư 18 /2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10  năm 2009 của Bộ y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về quản lý chất thải y tế;

– Nâng cao chất lượng công tác giám sát, Khử khuẩn- tiệt khuẩn, quản lý chất thải;

– Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học 

IV. NHÂN SỰ:  01 DS Đại học, 01 Cử Nhân ĐD, 02 ĐD Cao đẳng, 07 ĐD trung cấp, 01 ĐD Sơ cấp, 06 lao động phổ thông



Các tin khác

Hotline hỗ trợ
0251.3877.236 (Hotline)
Gọi điện
SMS
Chỉ đường