Giới thiệu

KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC

Ngày Đăng : 24/12/2017 - 3:20 PM

TRƯỞNG KHOA:

Họ và tên

:

MAI KIÊM TOÀN

Chức vụ

:

TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

BÁC SĨ

Số điện thoại

:

0907545246

PHÓ TRƯỞNG KHOA:

 Họ và tên

:

TRẦN ĐỨC CHUYÊN

Chức vụ

:

PHÓ TRƯỞNG KHOA

Trình độ chuyên môn

:

BÁC SĨ

Số điện thoại

:

0905595156

Email

:

khoahoisuc@benhvienlongkhanh.vn

Số Điện thoại

:

0251.3870.977

SƠ ĐỒ KHOA: Chỉ tiêu giường bệnh: 30

- Khoa HSTC - CĐ là khoa lâm sàng có nhiệm vụ điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe dọa cần phải hổ trợ, tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.

- Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.

- Phối hợp và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cáp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện

- Tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ hệ thống chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong Bệnh viện hoặc tuyến dưới.

- Trường hợp ng­ười bệnh nặng vượt quá khả năng chyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bênh 

- Tổ chức tiếp nhận và thực hiện chạy thận nhân tạo chu kỳ cho người bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối

- Tổ chức và thực hiện đặt Catheter chạy thận nhân tạo cấp cứu các trường hợp người bệnh có chỉ định chạy thận cấp cứu

 

- Điều trị các bệnh lí nặng về nội khoa (tim mạch, phổi, gan, thận…).

- Cấp cứu và điều trị kịp thời các trường hợp ngộ độc.

- Triển khai chạy thận nhân tạo.

- Triển khai lấy khi máu đông mạch.

-  Đo HA động mạch xâm lấn.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

- Khoa HSTC - CĐ là khoa lâm sàng có nhiệm vụ điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.

- Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.

- Trường hợp ng­ười bệnh nặng vượt quá khả năng chyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bênh 

- Tổ chức tiếp nhận và thực hiện chạy thận nhân tạo chu kỳ cho người bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối.

II. NỘI QUY KHOA HSTC - CĐ

1. Viên chức khoa HSTC - CĐ

- Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế Bệnh viện, Nội quy cơ quan.

- Giữ gìn trật tự vệ sinh khoa phòng, không hút thuốc.

- Bảo quản tốt y dụng cụ, tài sản của khoa phòng.

- Nêu cao tinh thần thái độ phục vụ, tôn trọng người bệnh và người thân, thực hiện tốt 12 điều Y đức và Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.

- Bảo đảm vị trí trong giờ hành chánh, giờ trực theo quy định.

- Khẩn trương và kịp thời cấp cứu, nắm vững tình trạng người bệnh, xử lý kịp thời các diễn biến về bệnh tật, và giải thích cho người bệnh tin tưởng vào điều trị và cho gia đình người bệnh hiểu rõ nguy cơ có thể xảy ra trong điều trị.

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ chức trách chuyên môn, ghi chép trung thực các diễn biến cùa người bệnh và tự mình thực hiện việc chăm sóc và điều trị người bệnh.

- Không gợi ý, không nhận tiền quà biếu, không thông đồng tạo thành dây chuyền tiêu cực, không bán thuốc và nhận viện phí khi không được giao nhiệm vụ.

2. Người bệnh và người thân

- Tôn trọng Nội quy Bệnh viện. Thực hiện đầy đủ, đúng quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh với Bệnh viện.

- Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không đun, nấu, xả rác, hút thuốc lá.

- Nằm đúng giường và buồng bệnh quy định.

- Trong giờ khám bệnh, phát thuốc, làm thủ thuật:

- Người bệnh có mặt tại giường bệnh

- Gia đình người bệnh không ở trong giường bệnh

- Thức ăn, nước uống, thuốc men đem từ ngoài khi cho người bệnh dùng phải có sự đồng ý của chuyên môn.

- Giờ thăm bệnh:

SÁNG

:

06 giờ 00

6 giờ 45

TRƯA

:

11 giờ00

12 giờ 45

CHIỀU

:

16giờ 00

20 giờ 00

- Người nhà thay phiên nhau vào thăm, mỗi lần vào chỉ có một người nhà/ một người bệnh.

- Khi vào phải thay dép, mặc áo khoác của Bệnh viện cung cấp theo đúng số giường bệnh.

- Gia đình người bệnh không ngồi hoặc nằm trên giường bệnh

- Giữ gìn bảo quản các dụng cụ và đồ dùng của Bệnh Viện.

- Đề cao cảnh giác, phát hiện kẻ gian, giữ gìn trật tự trong bệnh viện.

- Thân ái, đoàn kết giữa người bệnh với người bệnh, giữa NB và CB – CNV bệnh viên có gì phản ánh xin ghi vào Sổ góp ý, gọi điện thoại theo đường dây nóng hoặc có thể trực tiếp gặp trưởng khoa CC-HSTC-CĐ, Giám đốc Bệnh viện.

III. TỔ CHỨC KHÁM ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH     

1. Hằng ngày khoa phân công:

BỘ PHẬN HSTC - CĐ: Trực 2 ca 3 kíp

CA SÁNG

06:45 - 17:00

CA CHIỀU

16:45 - 06:45

BỘ PHẬN THẬN NHÂN TẠO: Trực 2 ca, mỗi ca 8 tiếng/ngày:

CA SÁNG

05:45 - 14:00

CA CHIỀU

13:45 - 22:00

2. Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực có nhiệm vụ

- Tiếp nhận người bệnh từ khoa Cấp cứu và các khoa lâm sàng khác chuyển đến.

- Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án.

- Khi có kết quả cận lâm sàng phải đọc và ký tên đã xem vào kết quả cận lâm sàng

- Thực hiện quy trình chẩn đoán, điều trị thủ thuật cấp cứu hồi sức

- Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác đầy đủ và có sổ bàn giao.

- Phát hiện, báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, đánh giá chất lượng khám chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao

- Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe, đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe.

- Tư vấn người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp.

- Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao.

- Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.

- Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y.

- Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn, tham gia xây dựng quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao.

- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch bệnh và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở

- Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi đi giao ban, đi buồng khi có yêu cầu, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong những trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần

3. Điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực có nhiệm vụ

- Thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện;                

- Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng các thuốc men, dụng cụ, phương tiện theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;

- Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào hồ sơ bệnh án đúng quy định.

- Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;

- Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca trực sau;

- Thực hiện khẩn trương các y lệnh điều trị và chăm sóc.     

- Thực hiện theo dõi và chăm sóc người bệnh theo phân công chăm sóc của bác sĩ điều trị

4. Chăm sóc cấp I

- Người bệnh cần chăm sóc cấp I: Là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

- Hồ sơ bệnh án, phiếu theo dõi chức năng sống treo ở đầu giường phải được gắn thẻ đỏ đầy đủ.

- Theo dõi dấu sinh hiệu, diễn biến người bệnh theo y lệnh. Báo cáo kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh.

- Theo dõi, ghi chép đầy đủ, trung thực những thông số về dấu sinh hiệu, triệu chứng bất thường người bệnh và cách xử trí của điều dưỡng vào phiếu chăm sóc.

- Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng, chính xác y lệnh điều trị và chăm sóc (đảm bảo thuốc vào tới cơ thể người bệnh). Công khai thuốc đầy đủ, chính xác, có chữ ký của gia đình.

- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc đảm bảo đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn.

- Duy trì vận động, xoay trở cho người bệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh té ngã.

- Xoay trở, vỗ lưng mỗi 2 giờ/lần (đối với người bệnh hôn mê, liệt,...) để tránh loét và viêm phổi bội nhiễm.

- Dinh dưỡng: đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh. Điều dưỡng phải cho người bệnh ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng kỹ thuật (đối với các người bệnh được nuôi ăn qua sonde mũi - dạ dày). Hướng dẫn cho gia đình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho từng người bệnh.

- Chăm sóc bài tiết cho người bệnh, trường hợp người bệnh có đặt thông tiểu lưu, chăm sóc vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, đổ nước tiểu khi đầy 2/3 túi.

- Vệ sinh cá nhân: tắm, gội, chăm sóc răng miệng, mũi, mắt (đối với các bệnh nhân hôn mê, liệt) trong mỗi ca trực, thay drap, tả, quần áo cho người bệnh.

- Hộ tống người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chuyển khoa, chuyển viện.

- Động viên người bệnh, gia đình người bệnh an tâm và hợp tác điều trị.

- Hướng dẫn gia đình người bệnh và hoàn tất nhanh chóng, chính xác thủ tục khi người bệnh xin về, chuyển khoa, chuyển viện, tử vong. 

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh.

- Bảo quản hồ sơ bệnh án, tài sản, trang thiết bị y tế của khoa.

- Quản lý vệ sinh, trật tự buồng bệnh, khoa phòng.

5. Chăm sóc cấp II

- Người bệnh cần chăm sóc cấp II: Là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

- Theo dõi dấu sinh hiệu theo y lệnh.

- Theo dõi và báo cáo kịp thời khi người bệnh có các diễn biến bất thường.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực những thông số về dấu sinh hiệu, các diễn biến bất thường và cách xử trí của điều dưỡng vào phiếu chăm sóc.

- Thực hiện đầy đủ chính xác các y lệnh về điều trị và chăm sóc.

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc theo đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn.

- Công khai thuốc đầy đủ, chính xác.

- Hỗ trợ người bệnh trong việc ăn uống, hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho mỗi người bệnh.

- Hỗ trợ người bệnh trong việc vệ sinh cá nhân: tiêu, tiểu, vệ sinh răng miệng, thay quần áo, tắm gội,…

- Hộ tống người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chuyển khoa, khám chuyên khoa, chuyển viện.

- Động viên người bệnh an tâm hợp tác trong điều trị và chăm sóc.

- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh và hoàn tất nhanh chóng, chính xác các thủ tục khi người bệnh xin về, chuyển khoa, chuyển viện, tử vong.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh.

- Bảo quản hồ sơ bệnh án, tài sản của khoa.

- Quản lý vệ sinh, trật tự buồng bệnh, khoa phòng

6. Chăm sóc cấp III

- Người bệnh cần chăm sóc cấp III: Là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

- Theo dõi dấu hiệu sinh hiệu thường qui.

- Theo dõi và báo cáo kịp thời khi người bệnh có các diễn biến bất thường.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực những thông số về dấu sinh hiệu, các diễn biến bất thường và cách xử trí của điều dưỡng vào phiếu chăm sóc.

- Thực hiện đầy đủ chính xác các y lệnh về điều trị và chăm sóc.

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc theo đúng qui trình và đảm bảo vô khuẩn.

- Công khai thuốc đầy đủ, chính xác.

- Hướng dẫn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cho người bệnh.

- Hộ tống người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, khám chuyên khoa, chuyển khoa, chuyển viện.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh.

- Động viên người bệnh an tâm hợp tác trong điều trị và chăm sóc.

- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh và hoàn tất các thủ tục khi người bệnh xin về, chuyển khoa, chuyển viện, tử vong.

- Bảo quản hồ sơ bệnh án, tài sản của khoa.

- Phổ biến nội qui và nhắc nhở người bệnh, gia đình người bệnh thực hiện tốt.

- Quản lý vệ sinh, trật tự buồng bệnh, khoa phòng

- Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác, đầy đủ và có sổ bàn giao

- Tiếp nhận bảo quản thuốc men, phương tiện theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh

- Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biền bất thường, hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh

- Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau: Các phương tiện phục vụ diều trị chăm sóc (máy truyền dịch, bơm tiêm, máy thở, bóng Ambu, hệ thống hút liên tục, máy sốc điện các máy lọc máu ngoài thận , phương tiện vận chuyển bệnh nhân (xe cáng, xe đẩy, bình oxy nhỏ, máy thở dùng trong vận chuyển..) thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục được giám đốc phê duyệt                        

7. Điều dưỡng phòng thận nhân tạo có nhiệm vụ

- Dự giao ban hàng ngày để biết tình hình hoạt động trong ca trực và trong khoa. Nghe thông báo, chỉ thị của khoa và cấp trên.

- Nhận, kiểm tra dụng cụ, máy móc, thuốc, hóa chất, y cụ.

- Khởi động máy, Test máy.

- Tiếp nhận người bệnh

- Khẩn trư­ơng thực hiện y lệnh sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, theo đúng các quy trình kỹ thuật bệnh viện;

- Thực hiện đúng các quy trình: Test máy, mồi màng, tiêm Fistule, kết nối người bệnh và máy chạy thận, trả máu, rửa màng lọc…

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh và các chỉ số trên máy mỗi giờ, phát hiện những diễn biến bất thường để kịp thời xử trí và báo cáo bác sỹ;

- Theo dõi, đánh giá toàn trạng và ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc; phát hiện và báo cáo kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh để bác sĩ điều trị xử lý.

- Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vô khuẩn, khử khuẩn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, thực hiện tốt các qui trình xử lý dụng cụ bẩn sau khi sử dụng.  

- Thực hiện đầy đủ các thủ tục ra viện, chuyển khoa; chuyển viện, đi khám cận lâm sàng; thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị.

- Dự trù và chuẩn bị đủ, đúng, kịp thời các trang thiết bị dụng cụ y tế, thuốc, hồ sơ bệnh án cho công tác cấp cứu, khám, điều trị và chăm sóc người bệnh.

- Vận hành, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện máy móc, trang thiết bị được phân công; phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

- Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản phân công quản lý.

- Thực hiện tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng; đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, gia đình người bệnh giữ gìn trật tự, vệ sinh.

- Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế, hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnh.

- Động viên người bệnh, người nhà an tâm, hợp tác trong điều trị và chăm sóc.

- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh.

- Thực hiện các quy định về y đức, các qui chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng.

- Báo cáo kịp thời cho điều dưỡng trưởng khoa các việc đột xuất vượt khả năng giải quyết.

IV. NHÂN SỰ:  05 Bác sĩ, 03 Cử nhân điều dưỡng, 06 Điều dưỡng cao đẳng, 08 Điều dưỡng trung cấp, 03 Hộ lý.



Các tin khác

Hotline hỗ trợ
0251.3877.236 (Hotline)
Gọi điện
SMS
Chỉ đường